Ngày 6-6, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM công bố kết quả khảo sát hơn 56.000 cán bộ, công chức, viên chức về thực hiện chủ trương sắp xếp bộ máy, đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn thành phố.
TP.HCM triển khai khảo sát để nắm bắt nguyện vọng và khó khăn của cán bộ
Khảo sát được thực hiện từ ngày 22 đến 30-5, với sự tham gia của gần 56.600 cán bộ, công chức, viên chức từ các cấp sở ngành, huyện và xã. Kết quả cho thấy đa số người tham gia đánh giá cao chủ trương sắp xếp bộ máy và quyết tâm của hệ thống chính trị.

TP.HCM khảo sát cán bộ về sắp xếp bộ máy
Về nguyện vọng, 80% người tham gia khảo sát thể hiện mong muốn tiếp tục công tác và chấp hành sự phân công của tổ chức. Tuy nhiên, 36% trong số đó sẵn sàng rời bỏ vị trí hiện tại nếu có cơ hội phù hợp hơn. Các lý do chính khiến họ muốn thay đổi bao gồm thu nhập thấp, áp lực công việc cao và vấn đề sức khỏe.
Về nhu cầu đào tạo, 81% cán bộ, công chức, viên chức muốn được đào tạo để thích nghi với môi trường mới, tập trung vào nâng cao chuyên môn, kỹ năng số và tư duy sáng tạo.
Với nhóm cán bộ sắp nghỉ hưu hoặc chuyển sang công việc mới, 68% mong muốn được đào tạo để tìm việc mới và 70% quan tâm đến hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Các kỹ năng được ưu tiên bao gồm kỹ năng số, kỹ năng xanh và quản lý tài chính cá nhân.

Cán bộ dôi dư tại TP.HCM
Dựa trên kết quả khảo sát, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đề xuất một số giải pháp như giảm tải áp lực công việc, tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc phù hợp.
Ngoài ra, cần có các chương trình định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ chuyển đổi để giúp cán bộ thích nghi với môi trường mới. Việc tận dụng công nghệ AI cũng được xem là một hướng đi quan trọng.